Ảnh minh hoạ
|
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp
hỗ trợ ở Thái Lan đã đáp ứng được 56% các linh kiện cho ngành công
nghiệp ô tô nước này; ở Indonesia, 43% các linh kiện phục vụ cho ngành ô
tô, xe máy đã được nội địa hóa. Tỷ lệ này ở Việt Nam chỉ đạt trung bình
22,4%, trong đó ngành công nghiệp ô tô chỉ đạt 5-10%.
Tuy vậy, trong một số trường hợp cụ thể, Việt Nam
cũng đã có nỗ lực nhất định nhằm nâng cao tỷ lệ này. Khảo sát với doanh
nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam như Toyota cho thấy, doanh nghiệp này
đã chuyển đổi sang sử dụng 40% linh phụ kiện được cung cấp tại Việt Nam
và đang nỗ lực tăng tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm của mình. Còn với
nhóm ngành công nghệ cao, Samsung cũng đã và đang mở rộng nhà máy sản
xuất điện thoại thông minh với số lượng lớn để phục vụ cho xuất khẩu,
tuy nhiên, việc thiếu linh phụ kiện nội địa đã khiến doanh nghiệp này
phải nhập linh kiện nước ngoài để lắp ráp trong nước.
Song việc phát triển của các SME trong ngành công
nghiệp hỗ trợ đang gặp khó chủ yếu do thiếu vốn khi có khoảng 30% vay
được vốn từ ngân hàng, 90% là không tiếp cận vốn vay ưu đãi; 42% không
thể vay được vốn; 71% vay vốn với lãi suất cao trên 17%.
Tại Hội thảo “Cơ hội tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
công nghiệp hỗ trợ của ngành Ngân hàng” do Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức ngày 12/4,
ông Toshi Nagase, Văn phòng JICA Việt Nam, cho biết Chính phủ Việt Nam
và JICA đã ký Hiệp định nhằm cung cấp vốn trung và dài hạn cho các SME
trong ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam theo nhiều giai đoạn.
Việc triển khai dự án theo giai đoạn I và II đã đạt
được nhiều kết quả tích cực, đáng ghi nhận và được các nhà tài trợ nhận
xét tốt. Năm 2012, doanh số giải ngân của dự án đạt hơn 4.581 tỷ đồng,
thu nợ hơn 100 tỷ đồng, dư nợ hiện tại gần 3.000 tỷ đồng.
Không chỉ hỗ trợ về vốn, các chuyên gia Nhật Bản
khuyến nghị cần làm rõ khái niệm công nghiệp hỗ trợ, công nghệ trong
công nghiệp hỗ trợ, định nghĩa cũng như phải có cơ chế thẩm định cụ thể
về ngành công nghệ cao. Đặc biệt, cần hình thành cơ sở dữ liệu để phục
vụ cho các đối tượng này. Đây cũng là cơ sở cho tổ chức tín dụng đánh
giá hồ sơ của các SME khi xem xét cấp vốn tín dụng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét