Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Thừa Thiên - Huế thu hút đầu tư vào các khu công nghiệ

Xưởng may áo sơ-mi xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Dệt may Huế (Thừa Thiên - Huế).
 Ðến nay, các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thu hút 66 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký hơn 1.959 triệu USD. Các dự án đầu tư nước ngoài vào các KCN ở Thừa Thiên - Huế ngày càng có quy mô lớn, đa dạng trên các lĩnh vực như: công nghiệp dệt may, du lịch, chế biến thực phẩm đồ uống...
 
Trong ba tháng đầu năm nay, tỉnh đã hỗ trợ chín nhà đầu tư nghiên cứu dự án, với tổng vốn đăng ký dự kiến khoảng 250 triệu USD. Tỉnh tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao đất sạch, cung cấp nguồn lao động qua đào tạo để thu hút đầu tư tại các KCN. Tỉnh tiếp tục hỗ trợ các chủ đầu tư dự án thứ cấp xây dựng nhà máy, đồng thời huy động các nguồn vốn xây dựng hạ tầng phục vụ các dự án trong KCN. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, tăng cường các dịch vụ tư vấn hỗ trợ các nhà đầu tư, nhất là đào tạo cung cấp nguồn nhân lực cho các dự án và các doanh nghiệp trong KCN. Hiện nay, mỗi năm, các KCN trong tỉnh cần tuyển 15 nghìn lao động qua đào tạo. Tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi bao gồm: Các khu chức năng, các công trình hạ tầng kỹ thuật - xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng với các chính sách ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài và cơ chế quản lý thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong khung pháp lý hiện hành và ngày càng hoàn thiện.
 * Thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2015 thời gian qua, Hà Nam đã coi trọng đầu tư nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH và CN) trên địa bàn. Theo đó, tỉnh chỉ đạo đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ từng ngành, từng lĩnh vực; ưu tiên đầu tư nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH và CN vào phát triển nông nghiệp, nông thôn và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp. Tỉnh đã tập trung cho công tác đề xuất, lựa chọn các nhiệm vụ khoa học thuộc ngành quản lý; tăng cường hơn nữa sự đóng góp, tư vấn của các nhà khoa học, các tổ chức khoa học trung ương và địa phương. Mới đây, Sở KH và CN tỉnh Hà Nam và Ðại học Công nghiệp Hà Nội đã triển khai Chương trình ký kết hợp tác KH và CN giai đoạn 2012 - 2016. Theo đó, hai bên tập trung: Phối hợp xây dựng các nhiệm vụ khoa học và phát triển công nghệ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và công tác nghiên cứu khoa học của trường; trao đổi thông tin về các sản phẩm KH và CN, tạo điều kiện thuận lợi để chuyển giao, ứng dụng các sản phẩm KH và CN vào thực tế sản xuất và đời sống; phối hợp tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức và người lao động của các cơ quan, đơn vị của tỉnh phù hợp nhiệm vụ của hai bên. Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khai thác trí tuệ của các tổ chức và cá nhân các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh; nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển KH và CN trên mọi lĩnh vực.
 Năm 2013, cùng với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các ngành, lĩnh vực, tỉnh tiếp tục coi trọng triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ với việc đào tạo nhân lực có trình độ; khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; tăng cường quản lý công nghệ các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh.


 

 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More