Điểm nhấn của Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội
Đền Hùng 2013 là Lễ tôn vinh, đón Bằng công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương ở Phú Thọ" là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân
loại. Trong dịp này cũng diễn ra rất nhiều hoạt động phong phú, cụ thể
hóa Chương trình phát triển du lịch quốc gia, đồng thời là bước quan
trọng nhằm thực hiện chủ trương xây dựng Việt Trì là thành phố lễ hội về
với cội ngruồn của dân tộc Việt Nam.
Phóng viên VOV phỏng vấn ông Hà Kế San,
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, Trưởng Ban Tổ chức về các hoạt động của
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2013.
PV: Thưa ông, xin ông cho biết những điểm mới của Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm nay?
Ông Hà Kế San: Điểm mới
của Đền Hùng năm nay do tổ chức lễ đón Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương
là di sản phi vật thể của nhân loại nên chúng tôi tổ chức đón nhận công
bằng và khai mạc lễ hội Đền Hùng. Chương trình lễ hội kéo dài trong 7
ngày.
Thứ hai là tổ chức lễ hội đường phố. Thứ ba, chúng tôi tổ chức mời 8 tỉnh ở Bắc – Trung - Nam cùng Phú Thọ để tổ chức lễ giỗ Tổ...
Thứ hai là tổ chức lễ hội đường phố. Thứ ba, chúng tôi tổ chức mời 8 tỉnh ở Bắc – Trung - Nam cùng Phú Thọ để tổ chức lễ giỗ Tổ...
PV: Giỗ
Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2013 diễn ra khi tỉnh Phú Thọ có hai di
sản được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa thế giới. Vậy, các di sản
của Phú Thọ sẽ được giới thiệu với công chúng như thế nào trong dịp này?
Ông Hà Kế San: Trước
hết, đối với hát Xoan đã được hơn một năm từ ngày được UNESCO vinh danh,
chúng tôi tập trung các công việc bảo tồn là tôn vinh các nghệ nhân,
vinh danh 33 nghệ nhân; tổ chức truyền dạy trong các trường học; tổ chức
"Liên hoan tiếng hát làng Xoan", hát Xoan cổ tại các điểm đình, đền...
Ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ (ảnh: Mai Hồng) |
Đối với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, để đồng bảo cả nước hiểu hơn về
việc thờ cúng, nhân dân thế giới cũng hiểu hơn về tục thờ cúng của người
Việt Nam thì từng bước chúng ta tiến hành chuẩn hóa nghi lễ thờ cúng.
Bên cạnh đó cũng chuẩn hóa nghi lễ thờ cúng kể cả ở các địa danh trong tỉnh Phú Thọ và trong cả nước có hoạt động thờ cúng các nhân vật liên quan đến thời đại Vua Hùng. Cùng với đó là tiếp tục đầu tư xây dựng thêm, tôn tạo Đền Hùng để xứng tầm với nơi thực hành cao nhất nghi lễ thờ cúng Hùng Vương.
Bên cạnh đó cũng chuẩn hóa nghi lễ thờ cúng kể cả ở các địa danh trong tỉnh Phú Thọ và trong cả nước có hoạt động thờ cúng các nhân vật liên quan đến thời đại Vua Hùng. Cùng với đó là tiếp tục đầu tư xây dựng thêm, tôn tạo Đền Hùng để xứng tầm với nơi thực hành cao nhất nghi lễ thờ cúng Hùng Vương.
PV: Thông
qua lễ giỗ Tổ năm nay, tỉnh Phú Thọ thể hiện trách nhiệm trong việc gìn
giữ di sản đặc biệt "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" như thế nào?
Ông Hà Kế San: Phú Thọ
luôn luôn xác định mình thay mặt đồng bào cả nước trông nom lăng miếu
của tổ tiên, cho nên chúng tôi xác định thông qua giỗ Tổ và cùng với các
tỉnh mà Phú Thọ mời về giỗ Tổ để hiểu rằng Phú Thọ có trách nhiệm và
không chỉ Phú Thọ cùng với các tỉnh khác tổ chức giỗ Tổ thật sự trang
trọng, linh thiêng và ấn tượng, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn",
truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, khẳng định tình nghĩa đồng
bào.
Thông qua đó, nêu cao tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc để phát triển đất nước và thông qua chương trình này để cho người dân cả nước có thể hiểu thêm về đền Hùng, về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và về Phú Thọ.
Thông qua đó, nêu cao tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc để phát triển đất nước và thông qua chương trình này để cho người dân cả nước có thể hiểu thêm về đền Hùng, về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và về Phú Thọ.
PV: Tỉnh Phú Thọ tạo điều kiện để đồng bào cả nước về tham dự Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng 2013 ra sao, thưa ông?
Ông Hà Kế San: Người
dân sẽ về rất đông nên chúng tôi cố gắng làm những gì có thể cùng các
tỉnh để cùng hòa vào không khí hướng về cội nguồn, trở về với nơi phát
tích của dân tộc Việt Nam. Người dân sẽ được đắm mình trong văn hóa
riêng có của vùng đất Tổ, văn hóa của thời đại Hùng Vương.
PV: Ông
vừa nói tỉnh Phú Thọ sẽ cố gắng tạo nên sự mẫu mực về các nghi lễ thờ
cúng Hùng Vương. Vậy ở đây chúng ta có sự tiếp thu truyền thống, đồng
thời có sự nghiên cứu, cải tiến như thế nào cho phù hợp với nhịp sống
hiện đại?
Ông Hà Kế San: Đối với
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thì các nghi lễ thờ cúng đã được Bộ Văn
hóa - Thể thao và Du lịch đã qui chuẩn. Việc này Bộ cũng thông báo với
các tỉnh là đúng 7h ngày 10/3 âm lịch thì tổ chức giỗ Tổ. Tuy nhiên, do
điều kiện từng nơi nên cũng có thể tổ chức khác nhau, nhưng chúng ta
từng bước phải chuẩn hóa.
Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2013 sẽ có nhiều điểm mới (ảnh minh họa: Quang Trung) |
Ví dụ nghi lễ cúng, bài cúng, hoặc là những sản vật chúng ta dâng lên
trong Giỗ tổ Hùng Vương thì chúng ta cũng từng bước phải chuẩn hóa. Tuy
nhiên, trong thực tế cũng còn có rất nhiều vấn đề như: việc tổ chức qui
mô như thế nào, tổ chức vào thời gian ra làm sao thì cũng cần phải tính
toán cho phù hợp, kể cả lễ tế thì thì cũng không thể kéo dài mà cũng cần
tổ chức như thế nào cho phù hợp.
PV: Cũng
có ý kiến của các nhà nghiên cứu nói rằng cần phải đảm bảo sự hài hòa
giữa vai trò của Nhà nước và sự tham gia của nhân dân trong Giỗ Tổ Hùng
Vương - Lễ hội Đền Hùng. Ý kiến của ông về vấn đề này ra sao?
Ông Hà Kế San: Đây là
vấn đề Nhà nước và chúng ta đều quan tâm. Bởi vì lễ hội là xuất phát từ
quần chúng nhân dân và tồn tại cùng với người dân. Nhưng trong cuộc sống
đương đại, với qui mô và số lượng người tham gia lễ hội đông như thế
này, nếu không có sự hỗ trợ và đảm bảo của Nhà nước thì lễ hội sẽ không
diễn ra được bình thường.
Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tạo điều kiện
tối đa để người dân tham gia lễ hội. Tôi lấy ví dụ như tổ chức lễ hội
đường phố để người dân tham gia trực tiếp hơn... Còn nghi lễ cao nhất là
lễ giỗ Tổ ngày 10/3 thì Nhà nước đứng ra tổ chức để thay mặt toàn dân
tộc cúng giỗ...
PV: Xin cảm ơn ông./.
Lễ tôn vinh, đón Bằng công nhận "Tín ngưỡng thờ chúng Hùng Vương ở
Phú Thọ" là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại với chủ đề
"Linh thiêng nguồn cội đất tổ Hùng Vương" và khai mạc Lễ hội Đền Hùng
năm 2013 sẽ diễn ra vào tối 13/4 (tức mùng 4/3 Âm lịch). Sau lễ đón
bằng công nhận là chương trình nghệ thuật gồm 3 chương: Chương 1 - Dòng
giống Rồng- Tiên - Thiêng liêng hai tiếng Đồng bào; Chương 2 - Hành
trình tâm linh về nguồn cội, tri ân Quốc Tổ Hùng Vương; Chương 3 - Phú
Thọ - Mùa xuân linh diệu của non sông.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét