Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Trung Quốc tung “tin vịt” mua vũ khí khủng của Nga: Do “gà nhà” quá kém

- Mấy năm gần đây các phương tiện thông tin Trung Quốc liên tục tung ra các “tin vịt” về những hợp đồng mua sắm vũ khí Nga nhưng liên tiếp bị Nga bác bỏ. Vậy đằng sau những thông tin đồn thổi sai sự thật này là gì?
Trên thực tế thông tin về việc Trung Quốc đặt mua máu bay Su-35 và tàu ngầm Amur đã xuất hiện từ lâu và nhiều lần trên báo chí Trung Quốc. Nhiều người đặt câu hỏi, tại sao Trung Quốc đã và đang phát triển các máy bay chiến đấu thế hệ “thứ 5” (tự phong của họ) như J-20, J-31, J-21… và các tàu ngầm thông thường lớp Tống (039), lớp Nguyên (041) mà vẫn cứ đòi mua vũ khí của Nga?

Tàu ngầm Amur - Phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm Lada - là đối tượng chính của “tin vịt”
Sự thật không thể chối cãi là Trung Quốc thực sự quan tâm đến các loại vũ khí Nga, các phương tiện truyền thông Trung Quốc chính là đã nói hộ lên “tâm tư tình cảm” của Chính phủ Trung Quốc. Điều đó chủ yếu xuất phát từ thực trạng quá yếu kém của máy bay và tàu ngầm Trung Quốc sản xuất.
Trên thực tế, toàn bộ các tàu ngầm Trung Quốc đều dựa theo nền tảng công nghệ của Nga, từ các tàu ngầm lớp 033, 035 cho đến 039, 041 không có lớp nào là ngoại lệ. Việc sao chép đã làm công nghệ tàu ngầm Trung Quốc luôn đi sau thế giới 30-40 năm, thậm chí là hơn.

Tàu ngầm lớp Nguyên (041) của Trung Quốc có chất lượng quá kém
Nguyên nhân bởi vì việc sao chép công nghệ tàu ngầm là rất khó, thời gian rất lâu, trong khi đó công nghệ lại lạc hậu rất nhanh. Họ sao chép được 1 loại tàu ngầm mất vài chục năm trong khi đó có khi các nước khác đã phát triển thêm đến 2, 3 kiểu, thậm chí là một thế hệ mới hoàn toàn.
Tàu ngầm kiểu mới lớp 041 của Trung Quốc được phát triển trên cơ sở tàu ngầm lớp Tống thuộc công nghệ Nga những năm 70 của thế kỷ trước nên có tính năng tàng hình rất kém, độ ồn lớn. Ngoài ra, Trung Quốc tự tiến hành cải tiến, nâng cấp các tàu ngầm kiểu Nga cũng mắc những lỗi tương tự như tàu ngầm Hải quân Ấn Độ (người Ấn Độ đã phải đưa cả 10 chiếc tàu ngầm Kilo lớp 877EKM đến Severodvinsk của Nga nâng cấp).

Su-35, đối tượng thứ 2 trong nghi án “tin vịt”
Hiện nay, Trung Quốc không hề có tàu ngầm thông thường nào được xếp vào loại hàng đầu của thế giới. Chính vì vậy, lựa chọn nhập khẩu tàu ngầm của nước ngoài là điều tất yếu, nhưng chắc chắn Mỹ không cho phép một nước phương Tây nào kể cả Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Thụy Điển… chia sẻ công nghệ chế tạo tàu ngầm với Trung Quốc
Trên thực tế, Trung Quốc cũng đã bóng gió đề cập đến tàu ngầm SMX-26 của Hãng DCNS - Pháp nhưng cũng không thấy hồi âm, vì vậy chỉ có Nga là sự lựa chọn thực tế duy nhất, thực sự sẵn sàng bán công nghệ tàu ngầm tiên tiến cho Trung Quốc.

Chiếc J-20 bị phát hiện sử dụng động cơ “cọc cạch”
Mấy năm gần đây, Trung Quốc liên tiếp tung ra các nguyên mẫu máy bay tàng hình thế hệ “thứ 5” (học đòi kiểu Mỹ) và tuyên truyền với câu cửa miệng “vượt trội Nga, ngang tầm Mỹ” nhưng năm này qua năm khác vẫn cứ đòi mua hết Tu-22M3 đến Su-35.
Về thực chất không ai biết được thiết bị dẫn đường, điện tử, điều khiển vũ khí, radar trên máy bay của Trung Quốc ra sao nhưng chỉ riêng 1 chuyện họ đã phải mua đến hàng nghìn động cơ hạng hai và hạng 3 của Nga là AL-31FN và RD-93 là đủ hiểu chất lượng máy bay ra sao.

Cuối năm ngoái J-31 vẫn còn sử dụng động cơ RD-93
Đầu tháng này, chính các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã phát hiện ra chiếc J-20 trong quá trình thử nghiệm vũ khí vẫn còn phải sử dụng động cơ cọc cạch. 1 bên sử dụng AL-31FN, 1 bên sử dụng WS-10 hoặc WS-10G FADEC. Còn cho đến cuối năm ngoái, 2 động cơ của máy bay thử nghiệm J-31 vẫn là RD-93.
Người Trung Quốc có thể “nhái” được cái vỏ máy bay tàng hình của Mỹ nhưng còn vô vàn các vấn đề kỹ thuật mà họ không thể làm được. Công nghệ sao chép của họ giống như một học sinh không cơ kiến thức cơ bản, vớ được tờ nháp của ai đó rồi chép lấy chép để, đến chỗ người ta viết tắt hoặc làm tắt thì chịu chết không luận ra được.

Báo chí Trung Quốc đồn thổi suốt năm 2012 về Tu-22M3
Chính vì vậy, mua một số lượng nhỏ Su-35 sẽ giúp Trung Quốc có được nhiều thứ: các thiết bị tiên tiến trên máy bay thế hệ 4++, hệ thống vũ khí khủng của Nga và hơn hết là động cơ 117S có lực đẩy lên tới 14.500kg (hơn AL-31FN tới 2000kg), cực kỳ phù hợp cho những chiếc máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 yếu ớt của họ.
Trong năm 2012, Trung Quốc cũng đã 2 lần tung “tin vịt” về việc mua Tu-22M3 của Nga, điều đó cũng được các chuyên gia quân sự dễ dàng lí giải: đó là vì họ muốn nhắm tới loại máy bay ném bom chiến lược công nghệ cao hơn để thay thế H-6 và 1 loại tên lửa hành trình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân với tầm bắn xa hơn YJ-62. Đây là điểm yếu chí mạng, là nguyên nhân chính khiến không quân chiến lược Trung Quốc chỉ được xếp vào “chiếu dưới” so với Nga và Mỹ.

Không mua được Tu-22M3, Trung Quốc lại quay về với “ngựa già” H-6K
Hiện máy bay ném bom H-6K (phiên bản nâng cấp mới nhất của H-6) tuy đã có khả năng mang vũ khí điều khiển chính xác nhưng thuộc dạng công nghệ thập niên 50 thế kỷ trước của Nga, dù có cố mấy cũng không thể nâng cấp lên ngang hàng các máy bay ném bom hiện đại của Nga, Mỹ. Vì vậy, họ nuốn mua Tu-22M3, nhưng Nga lại không muốn bán.
Thế nhưng, điểm quan trọng nhất là người Trung Quốc thiếu một loại tên lửa hành trình tầm xa phóng từ máy bay, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, không có nó, H-6 không còn ý nghĩa là một thành viên trong bộ 3 răn đe hạt nhân nữa. Loại tên lửa hiện được trang bị trên H-6 là YJ-62 (phiên bản xuất khẩu là C-602) của Trung Quốc có tầm bắn vẻn vẹn 280km lại không có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân.

Trung Quốc khao khát có được tên lửa hành trình chống hạm siêu âm tầm xa
Kh-22 Raduga (NATO gọi là AS-4 “Kitchen”)
Vì vậy, Trung Quóc nhắm đến Tu-22M3 còn một mục đích nữa là nhòm ngó loại vũ khí tấn công chủ lực của Tu-22M3, là tên lửa hành trình chống hạm siêu âm tầm xa lừng danh Kh-22 Raduga (NATO gọi là AS-4 “Kitchen”), có tầm bắn tới hơn 600km và có thể mang theo đầu đạn hạt nhân.
Vì vậy, có thể khẳng định rằng, Trung Quốc yếu và thiếu cái gì là họ hay mơ cái đó!
 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More